Ăn uống là một trong những hoạt động căn bản nhất để duy trì cơ thể sống. Hãy xét con người chúng ta như một ví dụ, chúng ta làm điều đó nhiều lần trong ngày, ngày này qua ngày khác, suốt cuộc đời...Có bao giờ bạn cắn một miếng bánh và tự hỏi rằng: "Nó có cung cấp gì cho chúng ta? Nó có lợi hay có hại?"... Và có ai trong chúng ta đã từng đọc một tin đại loại như: " Uống cafe có tác dụng ngăn ngừa đái tháo đường type 2 và các bệnh tim mạch khác". Chúng ta bắt đầu uống, nhưng vài ngày sau đó, chúng ta lại đọc một tin trên một tờ báo khác " Uống cafe có thể gây loãng xương". Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao cafe có lợi hôm qua và trở nên độc hại vào ngày hôm sau.
Thật khó để lựa chọn một thực phẩm an toàn khi mà các hình thức thông tin ngày càng phát triển làm bạn luôn phân vân. Tôi và bạn ngập ngụa trong bể thông tin và cố gắng thẩm thấu mọi thứ mà không biết đâu là sự chính xác. Vậy cơ sở nào để giúp chúng ta lựa chọn?
Đầu tiên, chúng ta nên nhớ rằng: dinh dưỡng là một môn khoa học, tức nó đòi hỏi cần bằng chứng. Bạn và thậm chí tôi đã từng nghe một lời khuyên nào đó nên ăn cái này, nên uống cái kia vì nó tốt cho sức khỏe.
Ví dụ bạn nên uống vitamin C khi bị cúm vì nó giúp bạn mau khỏi bệnh. Điều này thực sự đã trở thành một thần thoại của vitamin C và bệnh cúm. Nhưng thực tế chưa đi xa đến thế, tác dụng ngăn ngừa cúm của vitamin C còn đang nghiên cứu, hiệu quả của nó chưa thực sự ý nghĩa. Đây là một nghiên cứu của một trang web y khoa hàng đầu medscape: www.medscape.com/viewarticle/821924
Thứ 2, khi đọc một thông tin dinh dưỡng bạn cần biết nó xuất phát từ những nguồn đáng tin cậy hay không: ai đã viết (bác sĩ, dược sĩ...), công ty nào... Và bạn hãy tự cân nhắc mà chọn lựa. Đặc biệt, ngày này với sự phát triển của truyền hình, các cuộc giao lưu gặp gỡ, bạn dễ dàng bắt gặp sự tư vấn về vấn đề làm đẹp cũng như cách ăn uống từ những người nổi tiếng: ca sĩ, diễn viên, hoa hậu...Họ có thể rất xuất sắc trong làng giải trí, nhưng điều đó không đồng nghĩa họ cũng uyên bác trong lĩnh vực sức khỏe mà bạn quan tâm.
Thứ 3, nếu bạn từng đọc những thông tin như: ăn bột ngọt ảnh hưởng đến trí nhớ, đại loại thế! Và nhiều thông tin tương tự: ăn cái này, uống món kia... sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận hay một chức năng của cơ quan nào đó trên cơ thể của bạn. Hãy dừng lại và tự hỏi: nó ảnh hưởng như thế nào? khả năng ảnh hưởng là bao nhiêu phần trăm? ăn bao nhiêu sẽ bị ảnh hưởng?
Lấy bột ngọt làm một ví dụ, bột ngọt (monosodium glutamat), vì glutamat là chất dẫn truyền thần kinh trong việc học hỏi và ghi nhớ, theo lý thuyết nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động não, nhưng thực tế nghiên cứu chưa thấy mối liên hệ nào. Mà trong khi đó, chúng ta sử dụng nêm nếm với liều rất thấp. www.http://viendinhduong.vn/news/vi/348/12/2/a/mi-chinh-co-an-toan-cho-suc-khoe-cua-nguoi-tieu-dung-khong.aspx
Những điều trên cũng tương tự như ly cà phê bạn uống, nó có tác dụng tốt cho tim mạch, và cũng có thể là yếu tố thúc đẩy loãng xương. Mặt tích cực hay tiêu cực là do cách ta sử dụng chúng.
Cuối cùng, hãy cẩn thận để tránh sự ngộ nhận. Bạn đã từng sử dụng một loại thực phẩm hay một loại thuốc nào đó và thấy rằng: nó thật công hiệu. Khoan đã! Bạn có từng nghĩ, vấn đề sức khỏe của bạn được giải quyết là do cơ thể của bạn tự khắc phục chứ không hề do những thứ bạn đưa vào cơ thể.
Nếu sống đến từng tuổi này, chúng ta phải từng bị cảm nhiều hơn một lần . Nhớ lại xem! Bạn đi đến hiệu thuốc tây nào đó, cô dược sĩ (cứ cho là thế) đưa bạn viên kháng sinh nào đó để uống, một ngày nào đó bạn khỏi bệnh. Và bạn (trong đó có tôi) hô to: thuốc hay thật! Nhưng có một điều là, kháng sinh mà bạn uống chỉ có thể diệt được vi khuẩn, trong khi cảm cúm mà bạn mắc phải là do virut. Thuốc bạn uống không hề tác động đến chúng và sự hồi phục của bạn là do miễn dịch trong cơ thể đẩy lùi vi rút cùng với sự thoái lui theo diễn tiến tự nhiên của bệnh cúm.
Mi làm 1 list các trang wed tin cậy đi mi...
Trả lờiXóa