Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

#7: Năng lượng - cân bằng năng lượng (phần 2)

Điều gì đã làm chúng ta tăng cân, giảm cân hay ổn định cân nặng? Bạn đã có lần tự hỏi tại sao người này mảnh mai, người kia lại quá khổ trong khi họ dường như ăn cùng 1 chế độ ăn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Nhưng cơ bản nhất, then chốt nhất chính là "nguồn năng lượng nhập" (energy intake) bạn lấy từ thức ăn và " việc sử dụng năng lượng" (energy expenditure) cho các hoạt động hàng ngày có mổi tương quan như thế nào?

Đầu tiên, bạn hãy nhớ rằng, bạn chỉ tăng cân khi đạt mức cân bằng năng lượng dương (nghe có vẻ hàn lâm), nghĩa là ăn rất nhiều, nhưng lười hoạt động

Cán cân nghiêng về phía dao nĩa!



Thứ 2, bạn sẽ giảm được cân nặng nếu đạt trạng thái cân bằng âm, tức là bạn hoạt động rất nhiều (làm việc, chạy bộ, bơi...), mức năng lượng bạn tiêu dùng cho các hoạt động đó nhiều hơn năng lượng bạn lấy từ thức ăn.



Cán cân nghiêng về phía luyện tập!







Cuối cùng nếu cân nặng của bạn ổn định từ năm này sang năm khác, tức là đạt trạng thái cân bằng năng lượng, để có được trạng thái này thì việc ăn uống của bạn cân bằng với việc luyện tập. Năng lượng bạn nạp vào bằng năng lượng bạn sử dụng để hoạt động.


Tada! Cán cân cân bằng!

Câu hỏi triệu đô đặt ra là: làm sao có thể kiểm soát cán cân đó? Có 2 vấn đề:
1. Chúng ta cần biết năng lượng mỗi ngày cơ thể chúng ta cần để hoạt động?
2. Chúng ta ước lượng được năng lượng có trong những gì chúng ta ăn?
Sẽ tìm hiểu trong bài 8. Hẹn gặp lại!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất hân hạnh nhận được sự đóng góp ý kiến và phản hồi của các bạn.