Tại sao chúng ta đói? Có phải chúng ta chỉ ăn khi chúng ta đói? Cái đói liệu có phải xuất phát từ dạ dày?... Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay đây.
Hãy xét một tình huống sau:
Bạn vừa ăn bữa trưa của mình ở nhà và quay trở lại nơi làm việc sau đó. Vừa bước vào công ty, bạn nghe tiếng mọi người nói chuyện rộn rã. Hóa ra, hôm nay là sinh nhật của người một đồng nghiệp mà bạn vô ý không nhớ ngày sinh. Mọi người mời bạn cùng ăn bánh. Hầu hết các bạn sẽ ăn một ít trong trường hợp đó? Và tại sao chúng ta hành động như thế?
Chính vì:
Hai cơ chế luôn thúc đẩy con người chúng ta tìm thức ăn :
Cơn đói, là một cơ chế sinh học buộc chúng ta phải ngấu nghiến gì đó khi cơ thể cảm thấy cần. Trung tâm điều khiển cơn đói mà ta nói nằm ở não, mà cụ thể là vùng hạ đồi (hypothalamus). Và một trong các cơ chế hoạt động của nó là dựa trên nồng độ đường huyết. Chính sự hạ đường trong máu sẽ gửi các tín hiệu tới não để kích thích nó giải phóng một nhóm hợp chất gọi là orexin. Và chất chủ yếu của orexin chình là Neuropeptide Y (NPY), một chất dẫn truyền thần kinh gây cảm giác đói.
Ngược lại, khi nồng độ đường máu tăng lên đạt một ngưỡng nào đó (sau bữa ăn) thì nó cũng kích thích não bộ ở hạ đồi tiết ra một chất có tác dụng đối lập, như là: alpha melanotropin. Nó tác động lên trung tâm no thì lúc đó bạn không còn muốn ăn nữa.
Nếu chẳng may nếu bạn bị tổn thương vùng não này, thì cảm giác đói và no sẽ không còn nữa. Bạn có trở thành người ăn uống vô độ hoặc sẽ không bao giờ biết cảm giác côn cào là gì cả.
Hãy nhớ lại tình huống phía trên. Chính cảm giác đói đã thúc dục bạn ăn buổi trưa cho đến khi no bụng. Vậy khi cảm giác đói không còn nhưng tại sao bạn vẫn ăn phần bánh kem ở cơ quan khi được mời?
Một sự thật là, việc ăn uống của chúng ta không phải chỉ nằm dưới tác động của yếu tố sinh học là cơn đói mà còn bởi bị ảnh hưởng bởi khía cạnh tâm lý, xã hôi cái mà ta gọi là sự thèm ăn. Đó là sự khao khát về 1 loại thức ăn nào đó được khơi gợi bởi tác nhân môi trường ngoài. Ví dụ như: nhìn thấy miếng bánh chocolate, ngửi thấy hương cà phê, thậm chí là nghe nhắc tới...đều tác động tới giác các giác quan của bạn, khuấy động cảm xúc và ký ức của bạn về món ăn đó. Hãy xét 1 vài trường hợp sau:
Thứ nhất, chúng ta ăn đơn giản chỉ bởi vì đã đến giờ ăn. Hãy nhớ lại những lần ăn sáng của bạn, mặc dù không đói nhưng bạn vẫn ăn vì đã đến giờ ăn hoặc bạn nghe mọi người nói rằng: "không nên bỏ bữa sáng". Các nên văn hóa khác nhau cũng qui định giờ ăn, số bữa ăn khác nhau. Ví dụ: người Roman chỉ có 1 bữa ăn chính trong ngày vào khoảng giữa trưa. Ba bữa ăn chính trong ngày là khá phổ biến ngày này, trong đó có Việt Nam.
Thứ 2, nhiều người quyết định ăn món gì đó bởi vì....nó ở đó, có sẵn. Như đã nói xu hướng của chúng ta là tích lũy đã được mặc định trong quá trình tiến hóa, chỉ cần thức ăn ở bên chúng sẽ để ý đến chúng, muốn tiêu hóa chúng. Đặc biệt khi bạn gặp những món bạn yêu thích nó sẽ kích hoạt mọi giác quan, làm cơ thể bạn tiết ra endorphin, một loại thuốc phiện nội sinh sẽ làm bạn không cưỡng lại được món ăn đó.
Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm biết rất rõ điều này, nên họ thường trưng bày thức ăn ở nơi dễ thấy, đầy màu sắc: các loại bánh kẹo trong tủ kính hoặc chỗ tính tiền của siêu thị nơi mà bạn phải đứng chờ đến lượt mình. Ở đó bạn có thể ngó qua vài thứ...và chọn chúng. Hãy thú nhận đi, có những lúc bạn đi siêu thị chỉ định mua 1 vài món nhưng khi ra khỏi siêu thị trong giỏ hàng của bạn là (n+1) món với cảm giác rất thỏa mãn.
Một nơi tiếp theo mà chúng ta sẽ đến, nơi đây không dùng hình ảnh mà dùng mủi hương để quyến rũ bạn, kỳ lạ và độc đáo nhất theo tôi có lẽ là rạp chiếu phịm.
Quái? Cinema thì liên quan tới thị giác hay thính giác, làm gì có mùi hượng hay khứu giác ở đây. Nhưng có đấy!
Bắp rang bơ (popcorn), trong khi bạn xếp hàng mua vé thì mùi hương đó sẽ quấn lấy mà cám dỗ, buộc bạn phải mua nó để dỗ dành bản năng của mình mặc dù bạn không hề đói.
Âm thanh cũng tác động tới bạn, tiếng xì xèo của thức ăn trên chảo, tiếng dao thái thức ăn, tiếnfg răng rắc của snack hay tiếng gãy đôi của miếng khoai tây chiên giòn rụm đều kích thích sự thèm ăn của bạn. Ngay cả tiếng chuông báo giờ chơi ở trường cũng buộc bọn nhỏ chạy ùa vào canteen mặc dù chúng vẫn chưa đói.
Thứ 3, chúng ta ăn khi chúng ta....được mời. Hura! Chùa! Nghe có mùi nhang nhỉ? Chúng ta ăn vì nó miễn phí, và ...cũng có sẵn. Tiền không hẳn là toàn bộ vấn đề mà bên cạnh đó là thể hiện sự trân trọng và lịch sự. Đôi lúc rất khó để từ chối một lời mời! Vd: một cốc bia trên bàn tiệc.
Bên cạnh đó, đi với những người khác nhau chúng ta sẽ ăn uống với mức độ khác nhau. Trong trường hợp với gia đình bạn sẽ ăn kha khá hơn bình thường, với bạn thân bạn sẽ tranh thủ nuốt nhanh hơn và nhiều hơn (giành ăn)...và trong buổi hẹn hò thì các cô gái, chàng trai thường ăn ít lại một cách từ tốn.
Cuối cùng, là tâm trạng. Khi bạn đạt được thành công, bạn tổ chức tiệc ăn mừng rình rang để kỉ niệm nó. Khi bạn mua được một món quà đắt giá, có thể bạn bè sẽ "nhắc nhở" bạn rửa nó, cũng là một dạng kỉ niệm chúc mừng. Và khi bạn buồn (bị đá chẳng han) bạn tìm đến với thức ăn để xoa dịu nỗi đau và tất nhiên... sẽ đi kèm với thức uống có cồn.
Cách ăn uống của con người thể hiện ở cả 2 mặt: tự nhiên sinh học (cơn đói) và tâm lý xã hội (sự thèm ăn). Đó là bản chất, là một phần trong chúng ta. Trong một số trường hợp, chúng ta cố gắng đi ngược lại điều đó vì 1 số lý do nhất định: giảm cân vì sức khỏe...thì đó không phải là điều dễ dàng nếu chúng ta không để ý những nhân tố này. Quả thật là thử thách nếu phải giảm cân trong khi tủ lạnh nhà bạn luôn đầy ấp đồ ăn. Quả thật rất khó nếu phải giảm cân trong khi bạn là người phải giao tiếp tiệc tùng (do công việc)... Ăn uống theo dưới tiếng gọi của cơn đói là 1 điều hiển nhiên, cần thiết nhưng cũng không được lơ là các yếu tố tâm lý xã hội vì sự thèm khát muốn ăn hoạt động dựa trên cảm xúc...mà cảm xúc thì thật là cám dỗ mà chúng ta cần cố gắng để vượt qua để đầu tư cho sức khỏe.
Đến đây, có lẽ bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề phía trên. Hãy chú ý khi nào bạn đưa quyết định ăn hằng ngày nhé... Và hãy xem nó do nhân tố nào chi phối. Cùng vui đấy!
(Còn tiếp)
1. The science of nutrition book
2. www.carroll.edu/msmillie/foodilap/introRommeal.htm
3. www.youtube.com/watch?v=Rb8Uj4KROz4&list=PL3IIVyZl0FANAKJSNQQjvLbTz4Pa8oJPY&index=2
hay đó! đọc tới Nguồn tham khảo ta cảm thấy phấn khích. coi mấy cái link có vẻ rất sang chảnh :))
Trả lờiXóaP/s: khao khát, ứ phải khao khác